Giỏ hàng

Mũi Né - Phan Thiết sẽ trở thành một điểm đến hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Quy hoạch khu du lịch Quốc gia Mũi Né, theo đó Mũi Né sẽ trở thành một trong những điểm đến hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mục tiêu đến năm 2025 đón 9 triệu lượt khách, đến năm 2030 đón 14 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 2,5 triệu lượt.

Phối cảnh sân bay Phan Thiết.


Phối cảnh sân bay Phan Thiết.

Thông tin trên đã "kích hoạt" nhiều dự án lớn của các tập đoàn kinh tế đầu tư vào Phan Thiết. Trên VnEconomy (báo Nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới) đã thông tin về hàng loạt dự án lớn sắp triển khai ở Phan Thiết-Mũi Né.

1. "Điểm nghẽn" hạ tầng sắp được giải quyết: Phân tích các thống kê của Tổng Cục du lịch: năm 2018 Phan Thiết đón 5,7 triệu lượt khách (tương đương Nha Trang, Đà Nẵng), nhưng trong khi tỷ trọng khách nước ngoài đến Nha Trang, Đà Nẵng luôn ở mức 30%-50%, thì ở Mũi Né-Phan Thiết chỉ khoảng 10% (chủ yếu khách các nước Đông Âu đi tránh Đông). Theo VnEconomy, sở dĩ Mũi Né - Phan Thiết cô lập với khách nước ngoài và khách khu vực phía Bắc là do địa phương chưa có sân bay.

Dự kiến tháng 9/2019 sân bay Phan Thiết chính thức khởi công (tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng). Khi sân bay đi vào hoạt động sẽ giúp Phan Thiết - Mũi Né thu hút cả khách quốc tế và khách phía Bắc. Thay vì phải bay vào TP HCM rồi đi xe ra Phan Thiết, khách phía Bắc chỉ mất khoảng 1 giờ cho hành trình đến Mũi Né.

2. Giải quyết nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm: Cũng theo thống kê của Tổng Cục du lịch, số ngày lưu trú bình quân của du khách ở Mũi Né - Phan Thiết chỉ bằng 1/2 của Nha Trang, Đà Nẵng, mức chi tiêu chỉ bằng 1/3 của 2 thành phố trên. Theo VnEconomy nguyên nhân chính do Phan Thiết quá thiếu các điểm vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách.

Dù có biển đẹp, quanh năm ấm áp, nhưng khách đến Phan Thiết chỉ để ăn hải sản, tắm biển, trượt cát, mua vài món đồ lưu niệm rồi về phòng ngủ.

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Google+ Top